Nhiều người Hàn Quốc bắt đầu một
ngày bằng ly cà phê. Những người đã hình thành thói quen cà phê sáng. Nhiều
người vừa cầm ly cà phê trên tay vừa cuốc bộ đến công ty, sau bữa cơm lại tạt
vào quán uống cà phê hoặc làm một ly cà phê pha sẵn. Khoảng 3 hay 4 giờ chiều ở
nhiều sở làm và nhiều gia đình là giờ cùng thưởng thức cà phê. Gặp bạn cũng vào
quán cà phê, nam nữ hẹn hò nhau cũng bắt đầu từ quán cà phê. Đối với người Hàn,
cà phê không đơn thuần là một thức uống ưa thích mà hơn thế nữa địa điểm uống
cà phê còn hàm chứa nhiều ý nghĩa khác. Đầu thế kỷ 20, cùng với sự du nhập của
văn hóa phương Tây vào bán đảo Korea các "dabang" (다방,
phòng trà) đã đóng vai trò của "sarangbang" (phòng tiếp khách dành
cho nam giới trong ngôi nhà truyền thống của người Hàn).
Năm 1953 ngay sau khi cuộc
chiến tranh hai miền Nam - Bắc kết thúc bằng hiệp định ngừng chiến, chỉ riêng ở
Seoul đã có 214 dabang, và năm 1960 con số này đã tăng lên 1.041. Những dabang
này không chỉ bán cà phê mà còn bán các loại trà truyền thống như ssanghwatang
(쌍화탕).
Điều này cho thấy mọi người tìm đến dabang không chỉ vì thứ thức uống mới du
nhập từ phương Tây là cà phê mà còn vì bầu không khí văn hóa ở đó.Theo một khảo
sát về sức khỏe và dinh dưỡng quốc dân năm 2013 của Cục quản lý dịch bệnh, món
ăn / thức uống mà người Hàn Quốc dùng nhiều nhất trong tuần là cà phê. Trong
một tuần, số lần ăn cơm của một người Hàn trung bình là 7 lần, kim chi là 11,8
lần trong khi đó số lần uống cà phê là 12,3 lần. Nói cách khác, trong một tuần
trung bình một người Hàn uống cà phê nhiều hơn cả món ăn chính là cơm và món ăn
truyền thống kim chi. Như vậy, nếu nhìn vào chỉ số thống kê trên, có thể nói
văn hóa ẩm thực chính hiện nay của người Hàn không còn là cơm hay kim chi nữa
mà chính là cà phê. Câu hỏi đặt ra là, tại sao người Hàn lại quá đam mê thức
uống này như vậy?
Theo tài liệu lịch sử, cà phê bắt
đầu du nhập vào Hàn Quốc khoảng năm 1890. Thời đó, cà phê được biết đến với tên
gọi gabi (가비) hay gabae (가배),
hoặc còn được gọi với tên yangtangguk (양탕국,
canh thuốc bắc) do có vị đắng như thuốc bắc. Ban đầu, cà phê là thức uống ưa
thích được phục vụ trong cung đình. Sách vở còn ghi chép lại rằng năm 1896 khi
vua Gojong (高宗, tại vị 1863-1907) lánh nạn tại Đại
sứ quán Nga đã thưởng thức cà phê lần đầu tiên ở đó. Chuyên gia pha cà phê
(barista) đầu tiên ở Hàn Quốc được cho là một người Đức gốc Pháp tên là
Antoinette Sontag (1854-1925), người từng phục vụ cà phê cho vua Gojong. Bà là
người thân của Đại sứ Nga Karl I. Weber ở Seoul. Sau đó năm 1902, với sự tín
nhiệm và hậu thuẫn của vua Gojong, bà đã mở khách sạn Sontag theo kiểu phương
Tây. Khách sạn này nằm ở vị trí trung tâm của khu phố ngoại giao thời bấy giờ
là Jeongdong nên đã trở thành nơi tụ tập của giới chính khách và có một quán cà
phê ở đó. Sau này, khách sạn Sontag được dùng làm ký túc xá cho trường Ehwa một
thời gian rồi bị phá bỏ. Hiện nay, gần khu đất khách sạn cũ vẫn còn một quán cà
phê nằm trong Tòa nhà kỷ niệm 100 năm thành lập Trường nữ học Ehwa. Thỉnh
thoảng tôi cũng tìm đến đó thưởng thức cà phê vừa nghĩ rằng cách đây hơn 110
năm, ở nơi này đã có người từng ngồi uống cà phê.
Dabang đầu tiên của Hàn Quốc là
phòng trà Kissaten (喫茶店) ở ga Namdaemun (hiện là ga Seoul).
Kissaten có nghĩa là "phòng trà" trong tiếng Nhật. Lúc bấy giờ đang
xây dựng tuyến đường sắt Gyeonguiseon (tuyến đường sắt nối Seoul - Sinuiju), có
nhiều người Nhật Bản nên ban đầu phòng trà được mở ra để phục vụ cho đối tượng
này. Phòng trà đầu tiên do người Hàn Quốc mở là quán "KaKadu" (카카듀)
của đạo diễn phim Lee Kyung-son (李慶孫, 1905-1977) ở Gwanhun-dong,
Jongro-gu vào năm 1927. Cà phê bắt đầu trở thành thức uống phổ biến ở Hàn Quốc
từ sau thập niên 1920. Hàng loạt các quán bán cà phê mọc lên khắp nơi ở
Myeongdong, Chungmu-ro, Jongro... và người Hàn bắt đầu say mê thức uống mới
này.
Thập niên 1920-1930, giới trí thức và
nghệ sĩ Hàn Quốc cũng đua nhau mở phòng trà, cà phê. Dabang trở thành không
gian đón nhận văn hóa mới và là nơi người dân đô thị gặp gỡ, trò chuyện. Năm
1933, nhà văn Yi Sang (李箱, 1910-1937) cùng kỹ nữ Geumhong mở
dabang mang tên "Chim nhạn" (Jebi Dabang, 제비다방)
ở đầu phố Cheongjin-dong, Jongro-1-ga. Nhà viết kịch Yu Chi-jin (柳致眞,
1905-1974) mở quán "Platana" (프라타나) ở Sogok-dong, diễn viên Bok
Hye-sook (卜惠淑, 1904-1982) mở quán
"Venus" ở phố Insa-dong. Như vậy, cà phê đã từ một thức uống của cung
đình đã dần trở thành một nét văn hóa của giới trí thức và nghệ sĩ, từ thứ thức
uống xa xỉ trở thành văn hóa đại chúng. Dĩ nhiên, ban đầu đây là thứ thức uống
không hề rẻ. Cho đến ngày nay, mỗi khi có khách đến văn phòng hay đến thăm nhà,
cà phê mời khách đã trở thành một nét văn hóa tiếp đãi của người Hàn.
Văn hóa cà phê của Hàn Quốc phát
triển: từ cà phê dabang những năm 60, cà phê pha sẵn thập niên 1970, cà phê
"3 trong 1" thập niên 1980, đến tiệm cà phê thập niên 1990 và quán
chuyên cà phê những năm đầu thế kỷ 21. Kể từ sau những năm 2000, cùng với nhu
cầu dùng cà phê pha tay (handrip coffee), máy pha cà phê (espresso coffee
machine), máy pha cà phê đóng viên (capsule coffee machine) ngày càng tăng,
khuynh hướng tiêu thụ cà phê cũng vô cùng đa dạng. Có người thích uống cà phê
với vị đặc trưng ưa thích của riêng mình nên tự tay rang xay và pha cà phê. Có
người quan tâm đến các dụng cụ pha chế cà phê đủ các loại giá, có người học pha
chế để trở thành thợ pha cà phê chuyên nghiệp. Dù vậy, vẫn còn nhiều người uống
cà phê bịch pha sẵn "ba trong một", và vẫn còn nhiều khách hàng tìm
đến chuỗi quán cà phê nhượng thương hiệu đa quốc tịch ở khắp mọi nơi.
Hiện nay, trên toàn Hàn Quốc
có khoảng 30.000 quán cà phê chuyên nghiệp. Đây là những không gian hấp dẫn. Là
nơi khách tìm đến có thể hưởng thụ bầu không khí cà phê. Vừa có cả wifi nên chỉ
cần trả tiền cho một ly cà phê là họ có thể tận hưởng không gian như thư phòng
của mình. Do đó, ngày càng có nhiều "coffice", những người làm việc ở
quán cà phê thay vì ở nhà hay văn phòng.
Những máy bán cà phê tự động tưởng
chừng đã bị quên lãng do sự xuất hiện của các quán cà phê chuyên nghiệp hiện
vẫn còn khoảng 40.000 chiếc ở đó đây. Vào thập niên 1990, với một đồng xu 100
won có thể thưởng thức một ly cà phê ở máy bán cà phê tự động. Tuy hiện nay,
con số những chiếc máy này chỉ còn lại một nửa so với thời hoàng kim trước đó,
nhưng cà phê từ những chiếc máy bán tự động đã trở thành một nét quen thuộc
trong cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh đó, cà phê đóng gói pha sẵn và cà phê lon
bán ở các cửa hàng tiện ích vẫn chiếm thị phần lớn hơn rất nhiều so với các
quán cà phê chuyên nghiệp. Theo một khảo sát của cơ quan khảo sát thị trường,
năm 2012 quy mô thị phần của cà phê đóng gói và cà phê lon chiếm gần 2,2 nghìn
tỷ won (khoảng 2,2 tỷ USD) trong khi thị phần của các quán cà phê chuyên nghiệp
chỉ khoảng 1,58 nghìn tỷ won. Con số này cho thấy thường ngày hầu hết người tiêu
dùng Hàn Quốc vẫn ưu chuộng cà phê pha sẵn tiện lợi và rẻ tiền. Không những
trong nước, cà phê đóng gói ba trong một của Hàn Quốc còn được thị trường thế
giới ưa chuộng về chất lượng
Có phân tích cho rằng người Hàn
yêu thích cà phê vì cafein trong đó.Người Hàn với thói quen làm việc đến tối
muộn và thức khuya để học tập nên họ xem cà phê là thứ thức uông bổ giúp họ
tỉnh táo và thêm sức làm việc/
Cà phê không chỉ đơn thuần là
thứ thức uống ưa thích mà địa điểm uống cà phê cũng mang ý nghĩ đặc biệt. Đầu
thế kỷ 20, cùng với sự du nhập của văn hóa phương Tây vào bán đảo Korea các
phòng trà (dabang) đã đóng vai trò của sarangbang (phòng khách dành cho
nam giới trong ngôi nhà truyền thống của người Hàn) truyền thống. Năm 1953 ngay
sau khi cuộc chiến tranh hai miền Nam - Bắc kết thúc bằng hiệp định ngừng
chiến, chỉ riêng ở Seoul đã có 214 dabang, và năm 1960 con số này đã tăng lên
1.041. Những dabang này không chỉ bán cà phê mà còn bán các loại trà truyền
thống như ssanghwatang. Điều này cho thấy mọi người tìm đến dabang
không chỉ vì thứ thức uống mới du nhập từ phương Tây là cà phê mà còn vì bầu
không khí văn hóa của các dabang. Theo sử sách, bác sĩ An Jung-geun (安重根,
1879-1910) trước khi tiến hành ám sát Thông giám Ito Hirobumi (伊藤博文,
1841-1909) ở ga Harbin năm 1909 đã chờ trong một quán dabang. Trong lịch sử
hiện đại Hàn Quốc, dabang cũng xuất hiện thường xuyên gắn liền với các địa điểm
diễn ra các sự hiện chính trị của phong trào dân chủ hóa. Thập niên 1980-1990
quanh các phố đại học cũng có nhiều quán dabang. Đó là thời kỳ sinh viên Hàn
Quốc say sưa thảo luận thời cuộc và tình yêu trong làn khói thuốc ở những quán
dabang.
Giờ đây, đối với người Hàn cà
phê không chỉ là thứ thức uống. Cà phê đã trở thành nhu yếu phẩm hấp dẫn mang
lại những giờ phút nghỉ ngơi, lãng mạn trong cuộc sống thường nhật. Vài năm gần
đây, cùng với khuynh hướng tiêu thụ cà phê, trong giới trẻ rộ lên những làn
sóng tiêu thụ món tráng miệng cao cấp như kem, bánh kem, socola, macaron.... Họ
thích thú mùi vị và bầu không khí tuyệt vời mà cà phê và món ăn kèm ngọt ngào
mang lại.
Mỗi giây người Hàn tiêu thụ 728 ly
cà phê. Tính một năm con số này là 22,9 tỷ ly. Trong khi bạn đang đọc những
dòng này, rất nhiều người Hàn đang pha cà phê, đang nhâm nhi cà phê và đang say
sưa trò chuyện cùng ai đó trước ly cà phê. Cuộc sống thường nhật gắn liền với
ly cà phê của người Hàn vẫn sẽ còn tiếp tục.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét