"Cafe không biết từ bao giờ đã trở nên gần gũi và quen thuộc với người dân Việt Nam đến thế.Cái vị đăng đắng, đầm đậm bên đầu lưỡi, mùi hương hạnh nhân, mùi đất lan tỏa bên tách café khiến cho người ta phải ngất ngây...



Cafe không biết từ bao giờ đã trở nên gần gũi và quen thuộc với người dân Việt Nam đến thế. Cái vị đăng đắng, đầm đậm bên đầu lưỡi, mùi hương hạnh nhân, mùi đất lan tỏa bên tách café khiến cho người ta phải ngất ngây...và cứ như thế café đi vào lòng người Việt một cách đằm thắm nhẹ nhàng.
Người ta thưởng thức cafe trong khi làm việc, khi gặp gỡ, bàn chuyện cùng đối tác, khi trò chuyện cùng bạn bè, người thân, hay khi giải trí...Và café đóng góp một phần không nhỏ trong cuộc sống, trong công việc của mỗi người. Vậy thật sự mọi người đã hiểu về nét văn hóa café của mình hay chưa? Bài viết sau đây sẽ là một cái nhìn chung về cafe Việt, từ sự xuất hiện của café tại xứ sở hình chữ S đến sự hình thành nét văn hóa cafe của người Việt và những tác dụng quan trọng mà cafe mang lại trong cuộc sống.




 Cafe có nguồn gốc từ phương Tây, theo chân người Pháp du nhập vào Việt Nam từ thời thuộc địa. Ban đầu thứ thức uống này chỉ dành riêng cho giới quý tộc, các quan chức Pháp, hay tầng lớp trí thức nơi thành thị. Dần dần café trở thành thứ thức uống phổ biến trong cuộc sống của người dân.
 Ngày nay cafe Việt không chỉ được biết đến về sản lượng đứng trong top đầu thế giới mà còn tạo dựng được nét cafe rất riêng của người Việt. Hai loại cafe được sử dụng và trồng phổ biến ở Việt Nam là Arabica và Robusta. Mỗi loại đều mang lại tên tuổi của nó ở trong nước cũng như ở nước ngoài về sản lượng, chất lượng, mùi vị. Hương vị café Việt ngày càng bay cao, bay xa với những thương hiệu lớn .Hương vị café đậm đà đã trở nên quen thuộc trong nhịp sống mỗi ngày của người dân Việt. Sự tinh tế của cafe Việt thể hiện ở nét văn hóa và phong cách thưởng thức café khác lạ của người Việt.Người Việt có phong cách thưởng thức cafe rất riêng, họ không coi cafe là thức uống nhanh, có tác dụng chống buồn ngủ như người Mỹ mà thưởng thức cafe như một thứ văn hóa: nhâm nhi và suy tưởng. Ngồi bên tách cafe, vừa nhấp từng ngụm nhỏ vừa đọc báo, nghe nhạc, trò chuyện cùng bạn bè, cùng đối tác làm ăn, hay ngồi làm việc, và còn để suy ngẫm về cuộc sống, về con người,...



 Ngày nay cafe Việt không chỉ được biết đến về sản lượng đứng trong top đầu thế giới mà còn tạo dựng được nét cafe rất riêng của người Việt. Hai loại cafe được sử dụng và trồng phổ biến ở Việt Nam là Arabica và Robusta. Mỗi loại đều mang lại tên tuổi của nó ở trong nước cũng như ở nước ngoài về sản lượng, chất lượng, mùi vị. Hương vị café Việt ngày càng bay cao, bay xa với những thương hiệu lớn .Hương vị café đậm đà đã trở nên quen thuộc trong nhịp sống mỗi ngày của người dân Việt. Sự tinh tế của cafe Việt thể hiện ở nét văn hóa và phong cách thưởng thức café khác lạ của người Việt.Người Việt có phong cách thưởng thức cafe rất riêng, họ không coi cafe là thức uống nhanh, có tác dụng chống buồn ngủ như người Mỹ mà thưởng thức cafe như một thứ văn hóa: nhâm nhi và suy tưởng. Ngồi bên tách cafe, vừa nhấp từng ngụm nhỏ vừa đọc báo, nghe nhạc, trò chuyện cùng bạn bè, cùng đối tác làm ăn, hay ngồi làm việc, và còn để suy ngẫm về cuộc sống, về con người...



Cafe phin được coi là thứ thức uống được ưa thích nhất của người Việt. Cái cảm giác ngồi chờ đợi từng giọt từng giọt café rơi thật là thú vị. Càng thú vị hơn nữa khi được nhâm nhi thành quả của nó, có thể là một tách café đen nóng, có thể pha thêm chút sữa, uống nóng hay uống đá tùy theo sở thích của mỗi người.



Người ta có thể đoán biết được tính cách con người, văn hóa của mỗi vùng miền qua cách pha café và sở thích uống của mỗi người. Chẳng hạn, người miền Nam thường bọc cafe trong tấm vải và nấu trong nồi, họ thích uống cafe đá hơn là uống nóng. Còn người miền Bắc, chủ yếu uống cafe pha phin, đen hoặc nâu nhưng đều rất đậm đặc
Cafe không đơn thuần chỉ là thức uống giải khát, mà café còn khiến cho người ta tỉnh táo, thư giãn, mang lại sức khỏe cho con người, làm cho người với người gần nhau hơn. 
 -------------------
- Làm cà phê.
- Phone/zalo: 090 468 4089